Cách đấu van điện từ máy lọc nước đơn giản tại nhà

Van điện từ hỏng cần thay mới, cách đấu van điện từ máy lọc nước như thế nào?

Sơ đồ đường điện trong máy lọc nước RO

Máy lọc nước RO, khi nhìn vào, người dùng nếu tự sửa thường thấy nhiều dây điện; khó phân biệt, ngại sửa máy. Nhưng khi nắm vững đường điện, việc phân loại linh kiện; đi đường dây sẽ đơn giản; từ đó có thể tự sửa được máy tại nhà.

Sơ đồ đường điện, cách đấu điện trong máy lọc nước RO.

Nguồn (adaptor) cấp điện cho máy, trong đó:

– Các linh kiện mắc nối tiếp: van áp thấp nối tiếp với van áp cao, mắc nối tiếp (bơm và van điện từ)

– Mắc song song: bơm áp được mắc song song với van điện từ

Sơ đồ đường điện máy lọc nước RO

Sơ đồ đường điện máy lọc nước RO

Đi đường điện cho van điện từ

Van điện từ có hai dây điện cấp vào, trong van có cuộn dây đồng (tạo điện từ trường) hút thanh sắt có công dụng đóng mở nước trong van. Vậy khi van hỏng, hoặc lắp mới, đi lại đường dây điện trong máy lọc (do chuột bọ cắn hỏng dây, cắn nát dây trong máy, vv) thế nào?

Cách đi đường dây điện: Dây đỏ từ nguồn (+) đi tới một dây của van áp thấp (mắc nối tiếp). Dây ra của van áp thấp, đấu với dây vào của van áp cao (mắc nối tiếp). Dây ra của van áp cao đấu với hai dây: một dây trắng thứ nhất của van điện từ + với dây đen thứ nhất của máy bơm áp.

Dây còn lại của nguồn (-) đâu với dây thứ hai của van điện từ, và dây thứ hai của máy bơm áp.

Cách đấu nước cho van điện từ

Van điện từ là linh kiện khá quan trọng trong máy lọc nước RO. Nhiệm vụ của van là mở nước để nước vào máy khi chạy. Ngắt nước khi máy đã ngừng hoạt động

Tại sao cần phải có van điện từ? Nhờ có van điện, nước thải sẽ không chảy ra nữa khi máy ngừng hoạt động.

Nếu không có van điện từ có được không? Có thể có và có thể không:

– Không cần có van (hay nếu van hỏng, thì không cần thay mà đấu tắt) khi: mực nước cấp cho máy ngang với máy lọc. Ví dụ: bể chứa, téc chứa nước ngang với máy; hoặc cao hơn máy 1m, 2m đều được thì không cần có van điện

– Thường thì nước cấp cho máy có chiều cao chênh rất nhiều so với máy. Ví dụ: trần nhà tầng 1, nhà cao tầng, chung cư… nên đều phải có van điện từ.

Đấu nước cho van điện có nhiều cách, vị trí của van điện từ có thể ở trước bơm, ở sau bơm:

– Van điện từ đấu ở trước bơm: có thể đấu van nước ở sau lõi lọc số 1 hoặc sau lõi lọc số 2 hoặc số 3 đều được. Thường thì van được đấu sau lõi lọc số 1 trước lõi lọc số 2

– Van điện đấu sau bơm: trường hợp này ít người dùng, nhưng cũng đều được.

Xem thêm: Sửa máy lọc nước khi van điện từ hỏng

Cách đấu van điện từ máy lọc nước đơn giản tại nhà

Cách đấu van điện từ máy lọc nước đơn giản tại nhà

Các loại van điện từ sử dụng cho máy lọc nước RO

Van điện từ máy lọc nước gia đình 24V

Van điện từ 24V sử dụng cho máy lọc nước RO gia đình, công suất lọc từ 10-20 lít/ h.

– Van điện từ 24V cút vặn

– Van điện từ 24V cút nối nhanh (nối tắt)

– Van điện từ có thể có màu xanh hoặc màu đen, vỏ ngoài bằng thép

– Trên thân van thường nghi: 24V DC ( 0-120PSI)

Chú ý: Máy lọc nước dùng nguồn adaptor 24V thì phải dùng van điện từ 24V

Van điện từ máy lọc nước

Van điện từ máy lọc nước

Van điện từ máy lọc nước bán công nghiệp 36V

Van điện từ 36V thường được sử dụng cho máy lọc nước RO bán công nghiệp; công suất lọc: 30 lít, 50 lít, 80 lít/ giờ.

Van điện từ 36V có các loại: vỏ nhựa, vỏ thép, bên trên ghi 36V DC ( 10-120PSI)

Chú ý: Máy lọc nước dùng nguồn adaptor 36V thì phải dùng van điện từ 36V. Dùng van điện từ 36V cho máy lọc nước nào cũng được.

Cách đấu van điện từ 220V cho máy lọc nước

Van điện từ 220VAC, dùng cho máy lọc nước có nguồn 24V (máy gia đình) hay nguồn 36V (máy lọc bán công nghiệp) đều được. Nguồn điện cấp cho van điện là nguồn 220V, không chích từ nguồn adaptor. Dưới đây là cách đấu van điện từ trong máy lọc nước

Đấu điện DC: Nguồn 24V, hay nguồn 36V chỉ dùng cho máy bơm áp 24V, hay bơm áp 36V

Đấu điện AC: Dây điện cấp cho nguồn (adaptor) là điện áp 220V; chích dây điện ra 220V AC ra đấu dây nóng vào van áp thấp. Đấu nối tiếp với van áp cao, và đấu với dây thứ nhất của van điện từ 220V. Còn dây còn lại của van điện từ, đấu với dây mát của 220V.

Khi máy lọc đầy bình, van áp cao ngắt điện, ngắt luôn cho van điện từ; ngắt luôn cho nguồn adaptor và máy bơm áp.

Cách đấu này thường được sử dụng ở một vài máy lọc nước RO (rất ít); hoặc lắp máy lọc nước, khi có sử dụng đèn UV diệt khuẩn.

Cách đấu van điện từ máy lọc nước

Cách đấu van điện từ máy lọc nước

Cách chuyển van cơ sang van điện từ

Máy lọc nước có hai linh kiện: van cơ và van điện từ. Nhiệm vụ của hai van này là giống nhau; chỉ khác là van cơ không dùng điện và rất bền, chịu được nước rất tốt.

Cách chuyển van cơ sang van điện từ bằng cách đấu ngắt đường nước

– Thứ nhất: tháo van cơ ra, dùng ống nối nối hai dây trên dưới của van cơ lại

– Thứ hai: ngắt (cắt đứt) đường nước cấp từ lõi số 1 sang lõi số 2; hoặc ngắt dây nước từ từ số 3 lên bơm. Chú ý: chỉ ngắt dây nước trước bơm là tốt nhất.

Cách chuyển van cơ sang van điện từ bằng cách đấu ngắt đường điện cho van điện

– Thứ nhất: ngắt (cắt) dây thứ nhất (dây điện đỏ) của máy bơm nối (đấu song song) với dây thứ nhất của van điện

– Thứ hai: ngắt dây điện (dây đen) của bơm áp, nối (đấu song song) với dây thứ hai của van điện từ

Khi nào nên chuyển từ van cơ sang van điện từ?

Van cơ sử dụng rất bền, nhiều thương hiệu máy lọc RO đã sử dụng van cơ cho máy lọc như: máy lọc Kangaroo, máy lọc RO NanoAquas.

– Thứ nhất: Nếu chỉ dùng máy cho nhà cấp 4, hay nhà cao tầng (từ 5, hay 6 tầng trở xuống) dùng van cơ thì rất bền, dùng lâu không hỏng. Nhưng dùng máy để hút nước ở dưới bể ngầm, hay dùng máy ở chung cư cao tầng; nếu lắp van cơ thường không tốt bằng van điện từ.

– Thứ hai: khi sửa máy lọc nước, máy có hiện tượng ngắt không tốt; có nghĩa là máy ngắt lại chạy, ngắt lại chạy. Để đảm bảo máy lọc ngắt phát được ngay, hãy chuyển van cơ sang van điện từ.

Vì sao nhà chung cư không nên lắp van cơ? Áp lực nước nhà chung cư rất mạnh. Van cơ đóng nước bằng cơ, bằng màng cao su. Khi nước cấp cho máy quá mạnh, màng cao su sẽ không đóng khít làm cho máy có hiện tượng rò rỉ nước thải.

Khi nào nên chuyển từ van điện từ sang van cơ?

Khi nào nên chuyển từ van điện từ sang van cơ?

Cách đấu van điện từ, chuyển van điện từ sang van cơ

Khi nào nên chuyển máy lọc đang dùng van điện sang van cơ?

– Khi máy lọc nước hỏng van điện từ; máy lọc nước lắp ở những nơi ẩm ướt, nhiều chuột bọ cắn dây điện.

– Lắp van cơ để van dùng bền hơn nhiều so với van điện từ

– Khi máy dùng van điện, ngắt không dứt điểm, vv

Cách chuyển van điện sang van cơ như sau:

– Thứ nhất: tháo van điện từ: ngắt hai dây điện van điện từ. Tháo hai dây cấp nước của van điện từ. Dùng nối nhanh (nối tắt) đấu hai dây nước với nhau.

– Thứ hai: tháo cốc màng RO ra, ngắt (cắt dây nước thải, sau cốc màng, trước van Flow) đấu một dây vào IN và dây vào OUT của van cơ.

– Thứ ba: ngắt dây nước sạch (nước lọc) từ màng RO, đấu vào hai đường còn lại của van cơ

Chú ý: sau khi chuyển van điện sang dùng van cơ cho máy hoạt động trở lại. Kiểm tra máy có ngắt khi lọc đầy bình (muốn cho máy ngắt nhanh, cách khóa van bình áp là nhanh nhất)

Những nguyên nhân hư hỏng của máy lọc nước do van điện từ gây ra

Khi máy lọc nước nhà bạn có các hiện tượng sau đây, hãy kiểm tra van điện từ:

– Thứ nhất: máy chạy mãi không ngắt: trước tiên kiểm tra nguồn và bơm bằng cách dùng đồng hồ đo áp lực nước ra sau bơm. Nếu đồng hồ chỉ 7-9kg/cm2, thì máy chạy không ngắt là do van điện từ. Nguyên nhân do van điện từ mở nước không hết cửa van; nên lượng nước đi qua van nhỏ, không có đủ nước cấp cho màng lọc, chỉ vừa đủ cho nước thải

– Thứ hai: kiểm tra máy lọc nước đang chạy, nhưng khi mở cốc lọc số 2 hoặc số 3 không có nước, như vậy là van điện từ hỏng.

– Thứ ba: Máy lọc nước đã không hoạt động (có nghĩa là bình áp đã được nạp đầy). Nhưng nước thải vẫn chảy ra. Nếu cứ để máy như vậy, vừa tốn nước, vừa nhanh bẩn lõi. Nguyên nhân là do van điện từ hỏng (luôn luôn ơ vị trí mở van)

Van điện từ hỏng

Van điện từ hỏng

Cách đấu van điện từ, thay van điện từ mới đơn giản tại nhà

Thay van điện từ mới không quá khó, dưới đây là cách thay:

– Thứ nhất: hãy tìm mua van điện từ đúng với điện áp của nguồn. Nếu nguồn 24V thì van điện cũng 24V, nếu nguồn 36V, thì van điện cũng 36V. Tìm mua ở địa chỉ gần nhà, uy tín, để tiện cho việc bảo hành, đổi trả, vv.

– Thứ hai: trước khi thay van mới, cần khóa nước cấp vào máy và ngắt điện

– Thứ ba: tháo van điện từ, cần tháo giá sắt (nếu máy lắp trong vỏ tủ).

– Thay van mới, cần chú ý đầu nước vào và đầu nước ra

– Dây điện cấp cho van: có thể lắp dây hai dây, dây nào cũng được

Xem thêm: Hướng dẫn thay van điện từ cho máy lọc nước

Cách nhận biết van điện từ có hoạt động hay không: khi van được cấp điện (khi máy bắt đầu hoạt động, mới chạy); người đứng bên cạnh máy có thể nghe thấy tiếng : “tạch…” phát ra trong máy; đó là tiếng đóng, mở van điện từ